16 07/2017

05 tật xấu ở trẻ khiến răng lệch lạc cha mẹ cần khắc phục ngay

 

Nhìn thấy con cười rạng rỡ với hàm răng trắng đều, xinh xắn là điều mà mỗi cha mẹ mong muốn. Thế nhưng, ngày càng nhiều trẻ có những thói quen xấu làm cho răng mọc lệch lạc, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến trẻ thiếu tự tin. Dưới đây là 05 tật xấu khiến răng mọc lệch ở trẻ và cách khắc phục. Cha mẹ hãy cùng tham khảo nhé!

1. Tật thở bằng miệng

Tật thở bằng miệng thường gặp ở những trẻ có vấn đề về đường hô hấp: trẻ bị ngạt mũi, viêm mũi,… Những bệnh này khiến trẻ không thể thở bằng mũi mà phải chuyển qua thở bằng đường miệng.

Ảnh minh họa: Tật thở bằng miệng ở trẻ

Việc thở bằng đường miệng đem đến nhiều tác hại cho răng của trẻ. Thở bằng miệng làm cho răng trên phát triển về phía trước, hàm răng sẽ bị khô, cung hàm răng trên nhọn hơn, hô ra. Răng sẽ cắn sâu và cắn hở, nhóm răng không khít được. Ngoài dẫn tới lệch lạc trong mọc răng, trẻ thở bằng miệng còn dễ bị sâu răng hơn do nước bọt trong miệng khô, không chống lại được vi khuẩn.

Cách khắc phục tật này tương đối khó. Trước hết cha mẹ cần điều trị bệnh đường hô hấp cho trẻ dứt điểm, để trẻ có khả năng thở bình thường. Sau đó đưa bé đến gặp bác sĩ nha khoa và sử dụng phương pháp chỉnh nha phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

2. Tật đẩy lưỡi

Nguyên nhân của tật đẩy lưỡi chính là do lưỡi đặt sai vị trí hoặc lưỡi to hơn bình thường. Khi đó, trẻ có xu hướng đẩy lưỡi lùi về phía trong khoang miệng hoặc có xu hướng đẩy ra phía trước răng khi nuốt. Đa số cha mẹ không phát hiện ra bé bị tật này.

Việc đẩy lưỡi thường xuyên dẫn tới tình trạng hai hàm bị đẩy ra ngoài, khiến răng hô cả hai hàm. Ngoài ra, lưỡi đặt sai vị trí, nuốt sai dẫn tới khó khăn hơn trong việc ăn uống.

Cách khắc phục tật này chính là sử dụng chỉnh nha cho trẻ ngay khi phát hiện. Chỉnh nha giúp răng lấy lại vị trí đúng và sắp xếp lại vị trí đặt lưỡi tránh dẫn đến mắc tật trên. Trẻ sẽ nhai nhuốt bình thường và hàm răng đều đặn.

3. Tật mút ngón tay

Đây là một tật xấu khá phổ biến ở trẻ một phần do cha mẹ. Cha mẹ thường cho trẻ bú núm cao su khi cai sữa, dẫn đến việc trẻ quen với bú núm. Khi trẻ lớn dần lên không có núm cao su, trẻ sẽ chuyển sang bú ngón tay. Hoặc đối với một số trẻ, khi cai sữa, thay vì bú mẹ, trẻ chuyển sang bú ngón tay.

Ảnh minh họa: Tật mút ngón tay ở trẻ

Thường xuyên bú ngón tay sẽ dẫn đến răng cửa bị hô ra, răng mọc lệch lạc ở tuổi thay răng. Răng có dấu hiệu thưa hơn hoặc hô ở răng cửa.

Việc khắc phục tật bú ngón tay ở trẻ liên quan nhiều đến thầy cô và chính cha mẹ. Khi trẻ có dấu hiệu bú ngón tay, cha mẹ và thầy cô nên đánh lạc hướng bé, giúp bé tham gia vào nhiều hoạt động khác để quên đi việc bú ngón tay.

Đối với trường hợp bé đã bị hô răng, răng lệch lạc,… cha mẹ nên đưa bé đến gặp nha sĩ để điều trị bằng các phương pháp chỉnh nha. Song song với việc chỉnh nha, cha mẹ cũng cần phải sửa tật bú ngón tay ở bé.

4. Tật nghiến răng

Nghiến răng thường diễn ra vào ban đêm ở các lứa tuổi, trẻ em và người lớn đều dễ mắc phải. Đối với mỗi lứa tuổi, tật nghiến răng do các nguyên nhân khác nhau gây lên. Còn với trẻ em, nghiến răng có thể do trẻ bị nhiễm kí sinh trùng đường ruột như giun, sán,… làm cho trẻ bứt rứt khó chịu dẫn đến ngủ không yên giấc.

Ảnh minh họa: Tật nghiến răng ở trẻ

Hậu quả của tật nghiến răng chính là dẫn đến tổn thương về răng và hàm nhai. Khi nghiến răng xảy ra thường xuyên, răng hai hàm sẽ bị món dần dẫn đến ê răng, buốt răng đau nhức. Không chỉ dừng lại ở đó, nguy hiểm hơn là sẽ rất dễ dẫn đến khớp bị bào mòn, lệch hàm khi ngáp hoặc há to miệng.

Ở trẻ em, tuy khi mắc tật này tuy không quá nghiêm trọng nhưng rất dễ ảnh hưởng tới sự phát triển của răng miệng sau này.

Cha mẹ nên quan sát lúc trẻ ngủ, xem bé có nghiến răng khi ngủ hay không, thường xuyên tẩy giun sán để bé không nhiễm giun. Nếu răng bé đã bị tật trên và có dấu hiệu không ổn về răng miệng, cha mẹ cần đưa bé đến nha sĩ để điều trị kịp thời.

5. Cắn móng tay và cắn tóc

Tật cắn móng tay, cắn tóc hay tật cắn các vật dụng như bút viết thường xảy ra ở những trẻ đang độ tuổi đi học. Đây là một thói quen xấu, không đảm bảo vệ sinh cho đường tiêu hóa vừa dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển ở răng. Nhất là đối với những bé đang đi học và ở trong độ tuổi mọc răng.

Khi cắn móng tay, cắn tóc hoặc các vật dụng thường xuyên, răng cửa sẽ không cắn khít, bị mòn dần và mẻ răng. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới việc răng mất thẩm mỹ, lệch lạc.

Cách khắc phục tật xấu này chính là việc thường xuyên nhắc nhở trẻ không được cắn móng tay và các vật dụng. Cha mẹ, thầy cô phải thường xuyên theo dõi và để mắt tới bé để bé không thực hiện hành vi trên hoặc tạo ra các hoạt động để bé được vận động nhiều hơn, tránh để bé ngồi một chỗ một mình.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cha mẹ nên quan tâm tới bé nhiều hơn  để khi phát hiện ra tật xấu nào ở bé có thể sửa cho bé kịp thời, tránh để lại những hậu quả không tốt cho bé sau này. Nhất là nụ cười với hàm răng đều đẹp chính là món quà giá trị nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

NHA KHOA PHẠM DƯƠNG

- Địa chỉ: tầng 4 - 5 số 52 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Hotline: 09 2929 6666

 

Bình luận của bạn

Đăng kí khám ngay