13 09/2017

Mút ngón tay ở trẻ và hệ lụy khôn lường đến răng miệng

 

Mút ngón tay là thói quen thường bắt gặp hầu hết ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc mút ngón tay thường xuyên và kéo dài tới tận khi thay răng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sự phát triển khung hàm ở bé.

Trẻ mút ngón tay trong độ tuổi tăng trưởng thường dẫn đến hậu quả: răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, thậm chí hô răng. Bằng cách nào mút ngón tay lại có thể tác động nghiêm trọng đến khung hàm như vậy? Có cách nào khắc phục, điều trị hậu quả do thói quen xấu này gây ra không? Hãy cùng Nha khoa Phạm Dương tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau đây!

1. Tác động của mút ngón tay gây nên lệch lạc khung hàm

Theo PGS.TS. Bác sĩ cao cấp Phạm Dương Châu, khi trẻ mút ngón tay thường xuyên, nhất là đối với những trẻ đang trong độ tuổi phát triển từ 5 đến 12 tuổi, việc mút ngón sẽ gây ra một lực đẩy tác động lên cung hàm trên và cung hàm dưới. Lực đẩy này khiến cho nhóm răng cửa của trẻ bị đưa ra phía trước, đồng thời khiến môi của trẻ bị đẩy ra phía trước. Dẫn tới khung hàm của trẻ phát triển lệch lạc và gây ra tình trạng răng mọc khấp khểnh thậm chí hô răng.

Trẻ mút ngón tay có thể gây ra tình trạng răng lệch lạc, khấp khểnh

2. Làm sao để trẻ ngừng mút ngón tay?

Việc ngăn chặn tật mút ngón tay ở trẻ cần sự phối hợp giữa phụ huynh và các thầy cô. Đối với trẻ có nhận thức tốt, cha mẹ nên giải thích cho bé và thường xuyên theo dõi nhắc nhở bé. Đồng thời tại trường lớp, cần kết hợp với thầy cô sát sao nhắc nhở bé mỗi khi bé mút ngón tay.

Với những trẻ không hợp tác hoặc còn quá nhỏ, không thể giải thích cho bé tác hại của mút ngón tay, cha mẹ nên đưa bé đến nha sĩ để được tư vấn biện pháp ngăn chặn cụ thể. Hiện nay có thể dùng phương pháp đặt ống vào khuỷu tay, nhằm ngăn cản trẻ đưa tay lên miệng.

Cha mẹ lưu ý: Đối với những trẻ có biểu hiện răng lệch lạc, việc trẻ ngừng mút ngón tay không đồng nghĩa với việc cung hàm sẽ phát triển về vị trí đúng. Mà vẫn cần nhờ đến biện pháp nha khoa can thiệp thì mới điều chỉnh được hình dạng khung hàm.

Bác sĩ Phạm Dương Châu điều trị cho một ca răng lệch lạc ở bé

Trẻ sai lệch khung hàm, răng khấp khểnh khắc phục thế nào?

Hiện nay, chỉnh nha cơ chức năng MyObrace được coi là giải pháp hàng đầu sử dụng cho trẻ bị khớp cắn sai răng lệch lạc trong độ tuổi đang phát triển. Đây cũng chính là giải pháp tối ưu giải quyết tận gốc những hậu quả do thói quen xấu mút ngón gây ra.

Giai đoạn đầu, MyObrace sẽ giúp bé loại bỏ hoàn toàn thói quen mút ngón tay bằng máng đeo silicon mềm dẻo. Giai đoạn tiếp theo, một máng đeo khác sẽ dần nắn chỉnh lại khung hàm trở về đúng vị trí nhờ những tác động lên nhóm cơ chức năng và khung hàm. Khi hàm trở lại đúng vị trí (không còn hô và đưa ra phía trước) các răng sẽ mọc đều đẹp. Đây chính là mục tiêu quan trọng nhất của MyObrace. Giai đoạn cuối, khí cụ của MyObrace sẽ tiếp tục duy trì trạng thái răng đều đẹp cho bé Các bé chỉ cần đeo máng đeo của MyObrace 1 tiếng vào ban ngày và đeo suốt cả đêm. Điều này không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập của bé. Tổng thời gian điều trị với MyObrace mất từ 2-3 năm. Bé không hề cảm thấy đau đớn và sớm có được hàm răng đều đẹp hơn mà không phải mất thời gian chờ đợi thay hết răng vĩnh viễn.

https://bizweb.dktcdn.net/100/167/865/files/17904455-1249220391859861-7774532059800377888-n-fedfe68c-0010-4012-8970-8b5dc1354640.jpg?v=1501248454109

Các bé đang đeo máng MyObrace điều trị khớp cắn sai

>>Xem thêm răng bé đã thẳng hàng trở lại, ngay giai đoạn đầu điều trị với MyObrace

Loại bỏ tật mút tay và thói quen xấu tác động đến cơ hàm chỉnh là giải pháp tối ưu nhất, giúp trẻ sớm lấy lại hàm răng đều và nụ cười tươi sáng. Can thiệp giải quyết tận gốc vấn đề ngay hôm nay để con chịu ít đau đớn hơn và tiết kiệm chi phí chỉnh nha nhé các bậc phụ huynh thông thái!

Phụ huynh liên hệ tư vấn:

Hotline: 09.2929.6666

Website: https://nhakhoaphamduong.vn/

Địa chỉ: tầng 4, 5 P Tower, số 52 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

 

Bình luận của bạn

Đăng kí khám ngay