06 10/2017

Làm sao nhận biết trẻ bị “móm” để điều trị sớm?

“Răng móm” (khớp cắn sai loại III) là trường hợp răng lệch lạc - sai khớp cắn nghiêm trọng và khó điều trị nhất. Không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ chỉnh nha thành công là rất cao, thời gian điều trị ngắn và không cần phẫu thuật phức tạp.

1. Nguyên nhân dẫn tới “móm răng”?

Theo nghiên cứu, 70% “móm” răng quyết định bởi yếu tố di truyền từ cha mẹ hoặc người thân cho trẻ. Bên cạnh đó, 30% còn lại do chính những thói quen xấu ở bé gây nên khi đang trong quá trình thay răng.

http://nhakhoahoasu.vn/upload/files/ngan-ngua-tinh-trang-rang-ho-ngay-tu-nho%20(2).jpg

Thói quen xấu cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến “răng móm”

LIÊN HỆ TƯ VẤN: 09.2929.6666

Các thói quen xấu có thể kể đến như: mút tay, đẩy lưỡi, thở miệng,… Những thói quen này tác động trực tiếp vào nhóm cơ chức năng trong khoang miệng của trẻ. Từ đó tác động làm cho hàm dưới của bé phát triển mạnh mẽ hơn trong khi răng hàm trên không phát triển hoặc không phát triển kịp thời.

2. “Móm răng” biểu hiện ở trẻ như thế nào?

Biểu hiện rất dễ thấy ở bé chính là, ngay khi những chiếc răng cửa đầu tiên được thay, răng hàm dưới có xu hướng cắn ngập kín hàm trên. Cằm của bé nhìn ngang có xu hương dài hơn bình thường và môi dưới bè hướng chìa ra ngoài so với môi trên, rất mất thẩm mỹ.

E:\ThaoMoonXu的电脑\Documents\khop-can-nguoc.png

Móm răng tương đối dễ phát hiện ở trẻ

LIÊN HỆ TƯ VẤN: 09.2929.6666

Tiếp theo, khi nhìn bé cười thường thấy nụ cười không được tự nhiên, bé ngại cười hở răng vì ngại xấu. Ăn nhai khó khăn biểu hiện ở việc bé lười nhai, không thích thức ăn rắn, chỉ thích những thức ăn mềm và thường khó khăn trong việc cắn xé.

3. Cách phát hiện sớm “móm răng” cho trẻ

Thông thường khớp cắn sai loại III sẽ biểu hiện rất rõ ràng. Bố mẹ cần để ý tới việc ăn nhai và những thói quen sinh hoạt của con, nếu bé có những biểu hiện sau thì có thể khẳng định, bé đã bị răng móm:

  • Răng hàm dưới của bé cắn ngập kín răng trên, cằm phát triển có xu hướng dài ra phía trước
  • Ăn nhai khó khăn, không cắn xé được thức ăn hoặc lười nhai thức ăn rắn, chỉ muốn ăn thức ăn mềm
  • Hàm của con phát triển không cân đối, mặt bị lệch, thường xuyên gặp phải những bệnh liên quan đến răng miệng như viêm lợi, sâu răng.

Bé không thích ăn thức ăn rắn hoặc lười nhai

Bên cạnh đó, đưa bé đến thăm khám tại các phòng khám nha khoa, chính là phương pháp tốt nhất giúp bạn phát hiện kịp thời bé có bị “răng móm” hay không để điều trị sớm, tránh những hệ lụy không chỉ ảnh hưởng đến răng miệng mà còn ảnh hướng đến hệ tiêu hóa nói chung. Có những trường hợp bị hàm móm lâu dài dẫn đến đau dạ dày nặng vì răng không thể nghiền nhai kỹ thức ăn.

LIÊN HỆ TƯ VẤN: 09.2929.6666

Điều trị sớm khớp cắn sai loại III - Móm răng sẽ giúp bé ít phải chịu đau đớn, tiết kiệm thời gian và chi phí, đặc biệt giảm thiểu khả năng phải phẫu thuật do hàm của bé đang giai đoạn phát triển, dễ nắn chỉnh hơn.

Bởi vậy, bố mẹ hãy nắm bắt những dấu hiệu hàm móm được cung cấp bên trên để nhanh chóng đưa con đi điểu trị, lấy lại khuôn mặt cân đối và nụ cười tự tin nhé!

Liên hệ đặt lịch khám cho bé:

Địa chỉ: Nha khoa Phạm Dương - tầng 4, 5 P Tower, số 52 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Website: https://nhakhoaphamduong.vn

Hotline: 09.2929.6666



 

Đăng kí khám ngay