Quy trình nhổ răng khôn là một trong những quan tâm của rất nhiều người. Bởi khi mọc răng khôn thường gây đau nhức. Hầu như mọi người đều phải nhổ bỏ răng khôn. Theo thống kê của PhamDuong Dental Studio hơn 25 năm theo dõi khách hàng của mình: người trưởng thành có 32 răng. Răng khôn mọc cuối cùng, chúng thường mọc trong độ tuổi từ 17 đến 25, thỉnh thoảng cũng có thể chậm hơn. Ngày nay, người ta thường có xương hàm hẹp hơn, chỉ đủ chỗ cho 28 răng. Vì vậy nếu tất cả những răng khác đã có đầy đủ thì có thể không còn chỗ cho răng khôn vì vậy khiến cho chúng ta bị đau nhức.
Nếu như có đủ chỗ thì răng khôn sẽ mọc ngay vị trí hữu dụng và không gây ra vấn đề gì nhiều hơn răng khác. Thông thường, khi răng khôn mọc, bạn hơi bị đau nhưng đó chỉ là cảm giác tạm thơi, cảm giác này sẽ biến mất khi răng đã mọc lên hoàn toàn và đúng vị trí.
Nhưng nếu không có đủ chỗ, răng khôn vẫn có thể mọc lên nhưng nó sẽ bị chèn ép bởi những răng đã mọc trước.
Nếu như chỉ một phần răng khôn trồi lên còn phần còn lại vẫn bị nướu bao phủ thì nướu sẽ bị đau và sưng đỏ. Thức ăn và vi khuẩn tụ hợp dưới nướu, gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Đây chỉ là tình trạng tạm thời và có thể được giải quyết bằng cách sử dụng nước súc miệng và các phương pháp vệ sinh đặc biệt (có thể dùng thuốc kháng sinh) nhưng tốt nhất vẫn là nhổ răng khôn.
Nếu như nướu răng bị đau và sưng đỏ thì bạn nên súc miệng với nước ấm có pha khoảng một muỗng muối (kiểm tra độ ấm của nước trước khi sử dụng), cố gắng cho nước muối vào những nơi mà bàn chải không thể chải tới được. Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau.
Nếu cơn đau vẫn không khỏi hoặc bạn cảm thấy khó khăn khi mở miệng thì bạn nên đến gặp bác sĩ. Họ có thể tìm ra nguyên nhân của vấn đề và cho bạn biết phải làm gì. Có thể phải làm sạch vùng xung quanh chân răng và bắt buộc phải dung thuốc kháng sinh.
Bác sĩ sẽ chụp X-quang để biết tình trạng của chân răng và biết có còn đủ chỗ cho răng khôn mọc lên không.
Những lí do chính để nhổ răng khôn?
Theo PhamDuong Dental Studio: khi không có đủ chỗ thì việc răng khôn mọc lên sẽ gây đau hoặc gây khó chịu.
Nếu như chỉ có một phần trồi lên và bị hư hại - nhiều răng khác cũng bị hư hại khi nó không được làm vệ sinh sạch sẽ.
Nếu như răng khôn gây ra nhiều vấn đề và nó không thực sự hữu dụng.
Nếu răng khôn bắt đầu “over grow”. Điều này thường xảy ra khi có một cái ở hàm dưới đã nhổ rồi hoặc bị chèn ép không thể nào mọc lên được và cái ở hàm trên không có răng cắn đối lại. Cho nên răng khôn hàm trên sẽ di chuyển để tìm răng liên kết với nó.
Nhổ răng khôn có khó không?
Tất cả phụ thuộc vào vị trí và hình dạng của chân răng. Bác sĩ sẽ cho bạn biết mức độ khó dễ sau khi chụp X-quang. Răng khôn hàm trên thường dễ nhổ hơn răng khôn hàm dưới.
Thông thường, có khả năng môi sẽ bị tê sau khi nhổ răng khôn hàm dưới – bác sĩ sẽ cho bạn biết những trường hợp có thể xảy ra. Bạn sẽ được gây tê tại chỗ - giống như các điều trị khác trong nha khoa - để giảm đau hoặc gây mê nhưng thông thường chỉ diễn ra ở bệnh viện.
Sau khi nhổ răng khôn, miệng sẽ bị sưng trong một vài ngày nhưng vùng nhổ răng sẽ sớm lành thương và sẽ không có gì khác với khuôn mặt trước kia. Có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu, đặc biệt là khi răng khôn bị chèn ép.
Cảm giác khó chịu của miệng phụ thuộc vào răng nhổ dễ hay khó. Thông thường miệng sẽ bị sưng và hơi khó chịu trong một vài ngày. Để giúp cho quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng thì nhất thiết bệnh nhân phải làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một vài người sử dụng phương thuốc gia truyền để giảm cảm giác khó chịu. Tốt nhất là nên hoàn toàn thư giãn trong 24h sau khi nhổ để chắc chắn rằng không có vấn đề về sự đông máu. Bác sĩ sẽ khâu vài mũi giúp nướu mau lành thương. Một tuần sau bạn quay lại cho bác sĩ kiểm tra và cắt chỉ.
Quy trình nhổ răng khôn
1. Thăm khám và chuẩn bị cho quy trình nhổ răng khôn mọc lệch
Trước khi phẫu thuật nhổ răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, bệnh nhân cần được khám và tư vấn cẩn thận. Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng thể sức khỏe răng miệng của bạn (tình trạng sâu răng, cao răng, viêm lợi…) và chụp X-quang toàn bộ hàm răng để kiểm tra vị trí chân răng, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hướng mọc, vị trí chân răng, xương hàm xung quanh răng khôn…Nếu răng có dấu hiệu sưng đỏ, nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để đảm bảo rằng trong ngày phẫu thuật, sức khỏe răng miệng của bạn ở tình trạng tốt nhất.
PhamDuong Dental Studio sẽ xét nghiệm một vài chỉ số cơ bản như huyết áp, tốc độ đông máu… Bệnh nhân cần thông báo cụ thể cho bác sĩ tình trạng sức khỏe của mình. Với những người có sức khỏe không tốt, mắc các bệnh về tim mạch hay máu thì không nên tiến hành nhổ răng khôn.
2. Thực hiện tiểu phẫu nhổ răng khôn mọc lệch theo đúng quy trình
Bệnh nhân súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng, sau đó được sát khuẩn vùng răng cần nhổ răng. Bác sĩ sẽ gây tê vùng cần nhổ răng, sau đó sẽ thực hiện phẫu thuật với sự hỗ trợ của một số dụng cụ nha khoa như kìm nhổ răng, dụng cụ nạy để bóc tách lợi và dây chằng cổ răng, tạo điều kiện cho việc lấy răng ra được dễ dàng.
Sau khi nhổ, bác sĩ sẽ khâu vết thương. Bệnh nhân cắn chặt bông để cầm máu, kết thúc ca tiểu phẫu. Một tuần sau khi nhổ răng khôn thì chỉ sẽ tự tiêu và vết thương sẽ lành dần.
Kết quả và phương pháp có thể thay đổi tùy theo thể trạng mỗi người
Tại PhamDuong Dental Studio, Quy trình nhổ răng khôn mọc lệch bằng máy phẫu thuật xương Hoa Kỳ để phẫu thuật viên có thể kiểm soát được tốc độ tay khoan, đảm bảo thực hiện nhổ răng an toàn.
PhamDuong Dental Studio còn là trung tâm nha khoa sở hữu công nghệ vô trùng từ hãng Melag của Đức, giúp kiểm soát khử khuẩn tuyệt đối trong tất cả các thao tác điều trị, đảm bảo an toàn khi nhổ răng cho bệnh nhân.
3. Lưu ý sau khi nhổ răng
Sau khi thực hiện nhổ răng khôn, bệnh nhân cần cắn chặt băng gòn trong vòng khoảng nửa tiếng rồi lấy chúng ra. Nếu như vẫn chưa cầm được máu, bạn phải giữ thêm một gòn cuộn khác trong vòng nửa tiếng nữa để đảm bảo có thể cầm được máu.
Chườm lạnh là một phần không thể thiếu sau khi phẫu thuật, giúp giảm đau và tiêu sưng. Trong vòng từ 3 đến 4 tiếng sau khi phẫu thuật răng khôn, bạn đặt túi chườm lạnh lên vùng răng mới nhổ trong vòng 15 phút, sau đó lấy ra, nghỉ 15 phút rồi lại tiếp tục thực hiện như vậy.
Bạn cần lưu ý, tránh tác động lên phần răng vừa nhổ bằng cách dùng vật nhọn hay đưa lưỡi vào. Tốt nhất nên ăn những thức ăn lỏng mềm, dễ nuốt, không ăn thức ăn cứng dai nhằm tránh tác động đến chỗ răng bị tổn thương. Sau khoảng 1,2 tuần thì chỗ chân răng khôn vừa nhổ sẽ dần liền thương và bạn có thể ăn nhai trở lại bình thường. Bạn cũng có thể tham khảo nhổ răng xong nên ăn gì để đảm bảo hơn.